Chuyện vụ án
Câu chuyện vụ án 1

Vụ án kinh hoàng bên bờ biển

Vì công việc, đôi vợ chồng Justin và April Baber phải sống xa nhau và chỉ gặp được nhau vào dịp cuối tuần. Kỷ niệm 3 năm ngày cưới, họ trở lại vùng bờ biển mà hai người từng hẹn hò. Nhưng định mệnh đã xảy ra, người vợ bị giết hại, người chồng cũng bị 4 phát đạn. Thủ phạm giấu mặt là ai?

Chi tiết...
 
câu chuyện vụ án 3

Hai tên trộm ngày tới "viếng thăm" một khu chung cư mới xây dựng ở bang Virginia. Chúng phá tường, phá sàn, chôm được một chiếc tủ lạnh, ì ạch khuân ra xe. Ngay lúc đó, xe của chúng sa lầy, bánh quay tít mà không di chuyển. Cho rằng chiếc tủ lạnh quá nặng, chúng bèn đưa nó trở lại chỗ cũ, bằng cách đập phá thêm vài bức tường và sàn. Khi quay lại xe, chúng phát hiện ra mình đã khóa cửa xe và để quên chìa bên trong, đành bỏ xe lại, chuồn thẳng.

Chi tiết...
 
Câu chuyện vụ án 2

Một người đàn ông bước vào một quầy tạp hóa ở bang Virginia, đưa ra tờ 20 USD, đề nghị đổi lấy tiền lẻ.
Khi người chủ quầy đang mở ngăn kéo, y liền rút súng uy hiếp, bắt nộp hết số tiền trong đó. Đạt mục đích, y bỏ chạy, bỏ lại tờ 20 USD trên mặt quầy. Số tiền cướp được: 15 USD...

Chi tiết...
 
Nhat dao oan nghiet
 
Bị cáo Đoàn Thế Dân trong giờ tòa nghị án
Nhát dao oan nghiệt
Chơi dao có ngày đứt tay. Điều ấy ai cũng hiểu nhưng hằng ngày vẫn có không ít người sẵn sàng dùng dao làm phương tiện giải quyết mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Ở hàng ghế dành cho bị cáo, người đàn ông trung niên có vóc dáng nhỏ thó, gầy gò, nước da xanh tái ngồi gục đầu nghe phiên xét xử của người khác, chờ đến lượt mình. Thỉnh thoảng, ông ta len lén quay xuống bên dưới, ánh mắt khắc khoải nhìn mẹ - được tòa mời đến tham dự với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại - rồi vội vàng quay lên. Đó là Đoàn Thế Dân (SN 1962, quận 6), bị VKSND TPHCM truy tố về tội giết người.

1. "Khoảng 17 giờ ngày 24-8-2008, bị cáo đạp xích lô về nhà, kêu hai chai bia và ra trước cửa ngồi uống. Được một lát, Tài về đòi 1 triệu đồng. Trước đó, Tài có gửi bị cáo hai chỉ vàng nhờ đem cầm lấy 200.000 đồng. Vừa vặn mấy hôm sau, má bị cáo nhờ tìm người vay nóng 3 triệu đồng trả tiền thuê mặt bằng bán phở vì buôn bán ế ẩm, thiếu tiền. Nghĩ má phải trả một số tiền lãi lớn nên bị cáo cầm hai chỉ vàng của Tài thêm 2 triệu đồng đưa má, định cuối tuần má hốt hụi rồi trả sau. Không ngờ mới bữa trước, bữa sau nó đã về đòi tiền. Giải thích, năn nỉ hoài nó không nghe, cứ lè nhè chửi, đá cái này quăng cái kia, còn đòi giết bị cáo. Bị cáo có thiếu tiền nó đâu mà nó làm hùng làm hổ dữ vậy? Má cần tiền cũng vì lo cho gia đình. Bị cáo chạy xích lô cả ngày cũng là vì nuôi gia đình, trong đó có nó, còn nó không hề biết gì đến nỗi khó khăn, vất vả của cả nhà. Nghĩ vậy mà tức quá, bị cáo cầm chiếc đũa chỉ vào Tài nói: "Mày quậy quá, tao đâm mày à". Nghe bị cáo nói vậy, Tài đập vỏ chai bia xông đến đâm bị cáo nhưng không trúng. Nóng giận trước thằng em ích kỷ, hư đốn, bị cáo bỏ chạy vào nhà mở hộc tủ lấy con dao Thái Lan cũng là lúc Tài tiếp tục lao tới... Bị cáo đâm Tài một nhát... Chuyện xảy ra, thật sự bị cáo không hề mong muốn em mình chết, chỉ là...". Chậm rãi, có đôi lúc giọng nói đứt quãng, nghèn nghẹn, Dân thuật lại sự việc của hôm xảy ra vụ án.

2. "Bữa đó, thằng Tài đến quán tôi uống gần hết một thùng bia. Nó đòi bán nhà để đi theo con nhỏ nhuộm tóc vàng sinh sống, tôi không chịu vì biết nếu có tiền trong tay, nó tiêu xài, cho mấy đứa con gái ở quán xá, ít bữa hết rồi lại về nhà kiếm chuyện. Ngồi chửi đổng, đập bàn đập ghế chán, nó xiêu vẹo bỏ đi. Một lúc sau, khi tôi đang rửa một chồng tô phở dơ thì hàng xóm điện thoại: "Hai đứa con trai bà ở nhà đâm nhau, máu chảy tùm lum kìa". Tôi bước cao bước thấp về nhà, thằng Tài đã được đưa đi cấp cứu. Hỏi Dân, nó nói: "Chết chóc gì má ơi. Con đâm nó một cái chứ mấy. Má đừng lo". Chừng nửa giờ sau, Tài chết... Nếu có tôi ở nhà, tụi nó không đâm nhau đâu và nếu thằng Tài không quậy thì nó đâu có chết. Thằng Dân không vợ con, ăn chay trường đã 30 năm nay, hiền lắm. Nó đạp xích lô để có tiền mua thuốc cho tôi, mua sữa cho hai đứa cháu mồ côi cha, nuôi thằng Tài thường xuyên thất nghiệp. Từ khi nó ở tù, gánh nặng cơm áo đè lên vai tôi mà tôi thì già rồi, nay đau mai ốm, đủ thứ bệnh trong người cần phải có thuốc. Muốn đi thăm nuôi nó, phải bớt tiền ăn của cả nhà, tiền thuốc của tôi, còn không đi thì tội nghiệp nó. Hồi thằng Tài còn sống, thằng Dân là người nuôi nó, khổ không ít vì nó, giờ thằng Dân đi tù cũng lại... vì nó. Tôi nói vậy không phải để bênh thằng Dân hay bào chữa gì cho nó bởi cả hai đứa đều là núm ruột của tôi. Thằng Tài chết, tôi đau như có ai lấy dao cắt ruột gan. Vốn liếng trong nhà có bao nhiêu, tôi đều lo đám tang cho Tài để nó có mồ yên mả đẹp. Thằng Dân ngồi tù, tôi ăn không ngon, ngủ không yên, đau thắt lòng mà không thể làm gì cho con. Vậy đó, chỉ một nhát dao mà làm tôi cùng một lúc mất đi hai đứa con...". Bà Dương Thị Ngọc Ẩn (66 tuổi), mẹ của Dân, vừa đứng lấp ló ở ngoài cửa nhìn con vừa mếu máo kể cho chúng tôi nghe trong giờ nghị án.

3. Nhận định trong vụ án này có phần lỗi của bị hại, bản thân bị cáo nhận thức pháp luật, xã hội còn hạn chế, bị cáo biết ăn năn hối lỗi, thành khẩn khai báo... HĐXX đã tuyên phạt Dân 8 năm tù. Im lặng, chỉ có đôi mắt là đỏ hoe, Dân lầm lũi bước ra xe tù. Sau lưng anh ta, người mẹ già nua tuôn nước mắt: "Tội nghiệp nó...". Một người đàn ông cả ngày chỉ biết oằn lưng đạp xích lô gom góp từng đồng để nuôi mẹ, nuôi em rồi cả cháu, lặng lẽ nhường nhịn và hy sinh, phút chốc trở thành hung thủ giết người. Vì đâu nên nỗi? Vì cái nghèo? Vì đứa em quá quắt? Vì bản thân anh ta thiếu kiềm chế?... Bà Ẩn thở dài: "Tôi không hiểu vì sao mà hễ tức giận, cãi cọ lớn tiếng, người ta cứ chụp ngay con dao hù dọa nhau để rồi thành tai họa?".

Đúng thế, đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ án giết người chỉ từ một nhát dao oan nghiệt gây nên bao bi kịch gia đình. Cũng là từng ấy bài học cho nhiều người khác trong cách hành xử với nhau. Chơi dao có ngày đứt tay. Điều đơn giản ấy ai cũng hiểu. Nhưng hằng giờ, hằng ngày vẫn có không ít người sẵn sàng dùng dao làm phương tiện giải quyết mâu thuẫn nhỏ nhặt, không đáng trong cuộc sống thường nhật. Để rồi người chết, kẻ rơi vào vòng lao lý, người ta mới nhận ra và hối hận, ăn năn trong muộn màng, đau đớn.

VPLSVT- Theo 24h.com

 
Hon da giet nguoi
 
Hòn đá giết người (Kỳ 2): Bàn tay từ cõi chết
Khi vụ việc vẫn chưa được làm rõ thì người ta lại phát hiện ra biên kịch Âu Dương đã biến mất mặc dù cảnh sát yêu cầu không ai được rời Cảnh Sơn trước khi họ tìm ra hung thủ. Ban chuyên án huy động toàn bộ lực lượng cảnh sát truy tìm, đến cuối ngày thì phát hiện ra Âu Dương trên một con thuyền nhỏ giữa hồ Hoa Hải, Cảnh Sơn.

Hòn đá U Minh

Chiếc thuyền nhỏ rải đầy hoa, Âu Dương mặc chiếc váy trắng nằm trên đó, đã chết được vài giờ. Trong lá thư cô ta cầm trên tay cũng viết "Không cần tìm hung thủ, tôi chết vì hòn đá U Minh".

2 ngày sau, cảnh sát nhận được kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Âu Dương chết vì trúng độc Cyanozen, chiếc lọ đựng chất độc cũng được tìm thấy ở bên hồ. Trên chiếc lọ này có dấu vân tay của Khúc Hiểu Hằng. Lẽ nào hung thủ giết Âu Dương lại là một người đã chết trước cô ta?

Lâm Đạt chợt nhớ tới một đoạn trong kịch bản bộ phim "Hòn đá U Minh có thể sai khiến một người đi giết người, người bị giết trước khi chết cũng có thể kéo theo người thứ 3 vào vòng chết chóc, cứ vậy tạo ra những cái chết liên hoàn...". Anh cảm thấy hoảng sợ thực sự nhưng không dám nói ra vì sợ mọi người hoảng loạn. Lên mạng tìm kiếm, Lâm Đạt không ngờ hòn đá U Minh vốn là tên của một loại đá rất đẹp có thật ở châu Phi. Lâm Đạt giật mình, năm ngoái Tô Linh có đi du lịch châu Phi vài ngày. Dường như các đầu mối của vụ việc này đều có dính dáng đến Tô Linh: Người biên kịch và hóa trang, đạo cụ đều do Tô Linh giới thiệu, địa điểm quay cũng do cô gợi ý.

Anh định sang phòng bạn gái hỏi rõ nhưng rồi lại bỏ ngay ý định đó, lấy điện thoại gọi cho mấy người bạn bên công ty lữ hành quốc tế. Một người bạn xác minh danh sách khách trong tour Tô Linh đã đi có những cái tên: Trịnh Phi, Khúc Hiểu Hằng và Âu Dương. Nghi ngờ Tô Linh là thủ phạm, nhưng nếu báo cảnh sát Tô Linh sẽ bị bắt, bộ phim sẽ đổ bể, tiền đầu tư sẽ mất hết, vì thế Lâm Đạt quyết định im lặng và âm thầm giám sát Tô Linh cho đến khi quay xong.

Cảnh quay cuối cùng

Mọi lo lắng của Lâm Đạt dường như quá thừa, 2 ngày sau việc quay phim diễn ra rất thuận lợi, chẳng mấy chốc đã bước vào cảnh cuối. Sau hiệu lệnh của đạo diễn, Tô Linh trong vai nữ chính lao ra ôm lấy Lâm Đạt trong vai nam chính để đỡ cho anh mũi tên độc từ phía quân thù bắn tới. Khi Tô Linh ngã xuống, Lâm Đạt chết lặng người khi thấy dòng máu nóng từ ngực cô trào ra. Mũi tên đạo cụ bằng nhựa không biết đã bị thay thế bằng mũi tên sắt tự bao giờ. Trước khi chết, Tô Linh kể toàn bộ sự thật cho Lâm Đạt "Đúng là hòn đá U Minh có thể giết người". Hồi đi du lịch châu Phi, Tô Linh đã quen Trịnh Phi, Khúc Hiểu Hằng và Âu Dương. Bốn người bọn họ cùng mua hòn đá U Minh mang về làm kỷ niệm. Không lâu sau, Tô Linh cảm thấy không khỏe đã đến bệnh viện khám, bệnh viện chẩn đoán cô bị ung thư máu.

Liên lạc với 3 người bạn, cô phát hiện ra họ cũng mắc cùng chứng bệnh nan y như mình. Sau này cô mới biết, hòn đá U Minh vốn được người dân địa phương đào ở vùng bị nhiễm phóng xạ lên, người nào tiếp xúc ở cự ly gần cũng bị nhiễm nguồn phóng xạ ấy. Muốn tránh nỗi đau đớn vì bệnh tật, họ nảy ra ý định quái gở: Lên kế hoạch cho cái chết của mình, trong đó người này sẽ giết chết người kia. Sự việc sau đó diễn ra đúng như dự định của 4 người.

Nghe xong Lâm Đạt gần như sụp đổ. Tháng trước, cần tiền đầu tư cho bộ phim, anh có hỏi đến hòn đá quý Tô Linh luôn cất kỹ trong két sắt nhưng cô không đồng ý. Nghĩ hòn đá có giá trị nên anh lén lấy trộm, đem cất dưới gối chờ lúc thích hợp mang bán. 3 ngày sau khi Tô Linh qua đời, Lâm Đạt tự tử tại nhà riêng. Trong di thư để lại, anh viết "Không phải do hòn đá U Minh, mà là tự tôi hại chết mình

 
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 1 của 4
 

ls le trung son cr

Khách hàng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT


Tìm kiếm

DỊCH VỤ CUNG CẤP

trong nuoc

nn